Chùa
Nổ trước đây có tên gọi là Hải Quang (chùa biển sáng) nằm sườn tây núi Xước, có
trên 2228 năm. Ban đầu là một cái am thờ nhỏ. Năm 208 TCN, trên đường lánh nạn
vào miền Trung (tránh quân Triệu Đà truy kích), Thục Phán An Dương Vương và
công chúa Mỵ Châu đã đến đây bái Phật cầu may. Năm 866, khi Cao Biền được
vua Đường cho sang cai quản nước ta, đã đến vùng này đào kênh Son, kênh Sắt,
ông cho tu bổ am Hải Quang để thờ phụng Phật và thần linh. Năm 980-988, ông Ngô
Tử Án theo lệnh vua Lê Hoàn tiến hành nạo vét kênh Son đã lên am Hải Quang để
thắp hương cầu Trời, Phật phù hộ cho công việc được hanh thông. Vua Lê Hoàn đã
có lần thân chinh đến đây, thấy cảnh sông núi hùng vĩ, ông ra lệnh cho dân
chúng trong vùng xây dựng am Hải Quang thành ngôi chùa lớn, bảng hiệu là Hải
Quang Tự, chùa được lợp lá, tường xây bằng đá, cột lim xanh, đặt 3 bàn thờ (Cấp
Cô Độc, giữa là Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Âm), sát chùa có 1 bàn lộ thiên
2 cấp để thờ cô hồn. Xung quanh có nhiều cây to, um tùm càng tăng thêm huyền bí
và linh thiêng. Ngài Lý Nhật Quang (con vua thứ 8 của vua Lý Thái Tổ) vâng lệnh
vua cha trị nhậm châu Diễn, thấy chùa Hải Quang đã cũ, đã cho trùng tu sửa
chữa, lợp ngói và trồng nhiều cây cổ thụ. Đồ thờ mới trong chùa làm bằng gỗ, chạm
trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng (long, ly, quy, phượng; ngũ, phúc, hạc, hổ).
Phía tây chùa cho đào giếng Long Tinh Hải Lệ, nước ngọt mát mà không bao giờ
cạn. Quốc sư tam triều thời hậu lê là ông Hoàng Hà khi cáo lão hồi hương đã
chọn ngày tốt tháng 9, năm Đinh Mão (1687) cho cất 3 thượng điện nguy nga,
tráng lệ, đầy đủ các công trình của một ngôi chùa lớn, hiện đại, không khác gì
chốn bồng lai tiên cảnh. Mùa đông năm Canh Thìn (1760), cụ Hải Thượng Lãn Ông
trên đường ra kinh đô Thăng Long chữa bệnh, đa dừng lại lèn Bổ Bóng tạc thơ lên
vách núi và đến chùa Hải Quang bái Phật. Địa thế của chùa Hải Quang thật đẹp và
thông thoáng, chùa tựa vào núi đất, hướng nhìn về làng, 2 bên có Thanh Long,
Bạch Hổ, trước sau có Chu Tước, Huyền Vũ trấn giữ; với diện tích 60 mẫu, gồm
nhiều hạng mục (nhà trạm, nhà thiền, bái đường, thượng điện, tam quang, sân
vườn, ao sen, tường bao; lộ vẻ, thoát tục, trong lành. Cảnh sinh hoạt tươi vui,
tấp nập, đúng như lời câu đối:
Hải
Quang cảnh đẹp đất trời nam
Rú
Xước cổ xưa nức tiếng đông
Hải
Lệ dân lành luôn hướng thiện
Phật
Tổ phù hộ được bình an
Thời
Trịnh- Nguyễn phân tranh, rồi nạn cướp bóc và hổ báo hoành hành thì chùa Hải
Quang thành nơi hoang ốc, dân làng đưa bát hương và tượng gỗ về dựng am ở gò Nổ
làm nơi lễ bái. Qua cải cách ruộng đất, văn hóa và 2 cuộc kháng chiến chống
Pháp- Mỹ, chùa Hải Quang không còn nữa, trở thành phế tích. Những năm gần đây,
một số bà con xã Quỳnh Lộc chung tay xây dựng lại chùa Nổ làm nơi thờ phụng bái
Phật, cảnh quang dần dần thay đổi với vẻ tươi sáng và vượng khí hơn, nhất là
khi sư thầy Hải An được giáo hội Phật giáo tỉnh Nghệ An bổ nhiệm làm sư trụ
trì; cảnh sinh hoạt tươi vui, đầm ấm, lành mạnh, hướng thiện được nhân lên,
từng bước phục dựng lại với vị thế hưng thịnh vốn có như chùa Hải Quang thuở
xưa.